Chuyển đổi số trong doanh nghiệp là gì? Tìm hiểu chi tiết về chuyển đổi số

Đại dịch COVID-19 bùng nổ và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế trong thời gian dài khiến các doanh nghiệp không khỏi hoang mang, đặt ra câu hỏi về sự sinh tồn của chính mình. Trong giai đoạn này, chuyển đổi số chính là “chiếc phao cứu sinh” hữu hiệu nhất giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì hoạt động bình ổn trên thị trường
Tóm tắt
Chuyển đổi số là gì?
Định nghĩa chuyển đổi số
Đối với mọi doanh nghiệp, việc áp dụng giải pháp chuyển đổi số có nhiều vấn đề khác nhau. Do đó, rất khó để định nghĩa thuật ngữ này theo một hướng nhất định. Tuy nhiên, bạn có thể hiểu chuyển đổi số (digital transformation) đơn giản là quá trình tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào mọi lĩnh vực của doanh nghiệp.
Ngoài ra, chuyển đổi số còn là sự thay đổi toàn diện về văn hóa và con người. Giải pháp này đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục thử nghiệm, đối diện với thách thức lẫn thất bại. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp cần “rời bỏ” các hoạt động kinh doanh truyền thống, có phần lạc hậu và thay đổi theo hướng mới. “Thời nào thuở nấy”, những phương pháp truyền thống đã không còn phù hợp trong thời đại này.
Theo xu hướng hiện nay, chuyển đổi số là giải pháp tất yếu đối với mọi doanh nghiệp. Quá trình này không đơn thuần là sự thích nghi mà còn là khả năng sinh tồn của mỗi cá nhân, tổ chức. Do đó, việc tận dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh chính là “phương thuốc” duy trì sự sống của mọi doanh nghiệp.
Chuyển đổi số có quan trọng không?
Mỗi doanh nghiệp đều có định hướng chuyển đổi số riêng. Tuy nhiên, mục tiêu chung của giải pháp này đều là nâng cấp quy trình hoạt động của mình. Chuyển đổi số đóng vai trò thiết yếu vì các doanh nghiệp phải duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực của họ. Đồng thời, nếu không chuyển đổi, doanh nghiệp bạn có thể bị tụt lại phía sau.
Ngoài ra, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp nhanh chóng thích nghi với sự biến đổi của thị trường, Nhất là khi mọi lĩnh vực đều liên tục cải tiến cách thức hoạt động mới.
Doanh nghiệp được gì khi chuyển đổi số?
Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
Điều bạn cần nhớ là “chuyển đổi số càng nhanh, tỷ lệ sống càng cao và ngược lại”. Trong cùng lĩnh vực, doanh nghiệp tiên phong chuyển đổi số sẽ là doanh nghiệp mạnh nhất, hiện đại nhất. Đừng để đối thủ vượt mặt vì bạn chậm chuyển đổi!
Áp dụng công nghệ hiện đại vào quy trình hoạt động sẽ mang lại cho doanh nghiệp doanh thu và lợi nhuận cao. Đồng thời, tận dụng chuyển đổi số còn giúp doanh nghiệp duy trì sự tin tưởng của người dùng. Đây chính là tiềm lực tạo ra khả năng cạnh tranh mạnh mẽ với mọi doanh nghiệp.
Nâng cao trải nghiệm khách hàng
Chuyển đổi số là sự tích hợp với các lĩnh vực chuyên về công nghệ như: mạng xã hội, email marketing, ứng dụng dành cho di động,… Nhờ đó, khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời qua các điểm tiếp xúc. Việc này giúp người dùng tiếp cận với doanh nghiệp bạn một cách thoải mái và tối ưu nhất. Do đó, chuyển đổi số là nhân tố tiên quyết thúc đẩy tính trải nghiệm của khách hàng hiệu quả.
Tăng năng suất làm việc, giảm chi phí lao động
Giải pháp chuyển đổi số giúp quy trình kinh doanh của bạn tối ưu và hiệu quả hơn bao giờ hết. Những hoạt động mang tính lặp lại sẽ được tự động hóa hoặc thay thế bằng các giải pháp hiện đại hơn. Nhờ đó, năng suất làm việc của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Bên cạnh đó, khi sử dụng các công cụ tích hợp, bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều thời gian và chi phí. Điển hình như việc đào tạo nhân viên mới, nâng cấp, bảo trì thiết bị cũ,…
5 bước chuyển đổi số hiệu quả
Khi bạn đã hiểu về giá trị và lợi ích mà chuyển đổi số mang lại, bạn cần hình thành kế hoạch xây dựng chiến lược chuyển đổi số tốt nhất. 5 bước dưới đây để đạt thành công khi chuyển đổi số.
Xác định tầm nhìn, mục tiêu của doanh nghiệp
Trước khi áp dụng giải pháp chuyển đổi số, bạn cần suy xét về những trải nghiệm mình muốn có. Bạn có thể tự mình giải đáp những câu hỏi sau:
- Những “lỗ hổng” trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp mình là gì?
- Doanh nghiệp sử dụng công nghệ hỗ trợ nhân viên như thế nào?
- Hạn chế và thách thức khi doanh nghiệp phát triển theo mô hình kinh doanh truyền thống là gì?
Ngoài ra, bạn có thể đặt ra một số câu hỏi liên quan đến khách hàng của mình như:
- Doanh nghiệp cần làm gì để đáp ứng nhu cầu và kỳ vọng của khách hàng?
- Doanh nghiệp muốn cung cấp trải nghiệm mới nào cho khách hàng của mình?
- Hành vi và sở thích mua sắm của người tiêu dùng hiện đại là gì?
Thông qua những lời giải đáp của mình, bạn có thể nhanh chóng tiến hành một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả. Đây là bước đầu tiên giúp bạn tự tin “lột xác” thành một doanh nghiệp hiện đại. Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp giảm 10% – 20% chi phí và tăng 10% – 15% doanh thu trong thời gian ngắn.
Tìm kiếm nhà lãnh đạo phù hợp
Trong quá trình chuyển đổi số, người lãnh đạo phù hợp là nhân tố cực kỳ quan trọng. Những doanh nghiệp có sự hỗ trợ của giám đốc kỹ thuật số sẽ có tỷ lệ chuyển đổi thành công cao hơn.
Bên cạnh đó, mọi quyết định của ban lãnh đạo cũng ảnh hưởng rất lớn đối với các chiến lược chuyển đổi số.Nếu ban lãnh đạo đưa ra những đề xuất, phương án thích hợp, quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp sẽ ít gặp khó khăn.
Thay đổi văn hóa làm việc
Đây là thách thức lớn mà mọi doanh nghiệp đều gặp phải. Nhiều nghiên cứu cho rằng, văn hóa làm việc chính là rào cản lớn nhất đối với chuyển đổi số. Sở hữu những nhà lãnh đạo tuyệt vời là bước khởi đầu tốt. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần đảm bảo nhân viên của mình hiểu được tầm quan trọng của chuyển đổi số.
Văn hóa làm việc dựa trên nhân tố con người là chủ yếu. Khi tích hợp công nghệ vào quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh, dù chúng có thông minh đến đâu thì cũng chỉ là công cụ hỗ trợ. Do đó, những công nghệ này không thể phát huy tác dụng nếu không có tư duy và sự thay đổi của con người. Xét đến cùng, chuyển đổi số có thành công hay không phụ thuộc vào tầm nhìn của ban lãnh đạo và các cấp nhân viên.
Bổ sung kiến thức chuyên môn, thu thập nguồn lực
Để chuyển đổi số thành công, doanh nghiệp bạn cần có những trợ thủ đắc lực hiểu rõ chuyên môn. Những người này có thể là các chuyên viên kỹ thuật số hoặc đối tác công nghệ.
Ngoài ra, nguồn nhân lực dồi dào cũng góp phần thúc đẩy thành công cho việc chuyển đổi số. Bạn cần tìm nhân viên sở hữu những phẩm chất nhất định như: có khả năng về công nghệ, thích nghi nhanh trước sự biến đổi của thị trường, đưa ra nhiều ý tưởng hay và hấp dẫn.
Chọn nền tảng công nghệ phù hợp
Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp nền tảng và dịch vụ chuyển đổi số. Điều này vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với mọi doanh nghiệp. Đứng trước nhiều sự lựa chọn hấp dẫn, bạn rất dễ đánh mất phương hướng.
Để tránh lãng phí thời gian và tiền của, đồng thời giúp chọn nhà cung cấp phù hợp với tình hình doanh nghiệp, bạn cần giải đáp một vài câu hỏi sau:
- Giải pháp công nghệ này có phù hợp với chiến lược chuyển đổi số của mình không?
- Công nghệ này có giải quyết được các vấn đề doanh nghiệp mình gặp phải không?
Với hai câu hỏi này, bạn sẽ nhanh chóng chọn lựa được nền tảng công nghệ phù hợp nhất.
Chuyển đổi số mở ra những “nấc thang” cuối cùng dẫn đến sự thành công. Trong thời đại kỹ thuật số bùng nổ, đây được xem là giải pháp tất yếu duy trì khả năng sinh tồn của một doanh nghiệp.
Tham khảo bảng câu hỏi chuẩn về chuyển đổi số https://tino.org/vi/chuyen-doi-so-faqs/
Những câu hỏi thường gặp về chuyển đổi số
Có các công nghệ chuyển đổi số nào?
Công nghệ chuyển đối số rất đa dạng từ đơn giản đến phức tạp. Tùy theo mục đích, doanh nghiệp có thể lựa chọn một nền tảng công nghệ phù hợp. Tuy nhiên, có 5 loại công nghệ phổ biến nhất được nhiều doanh nghiệp áp dụng để chuyển đổi số là:
- Điện toán đám mây (Cloud computing)
- Ứng dụng và điện thoại di động
- Internet vạn vật (IoT)
- Bản sao kỹ thuật số (Digital twin)
- Trí tuệ nhân tạo/máy học (AI/Machine learning)
Nhân sự nào có vai trò quan trọng trong chuyển đổi số là gì?
Chuyển đổi số vốn ảnh hưởng trực tiếp đến các phòng ban của doanh nghiệp. Tựu trung, có 4 vai trò tác động mạnh mẽ đến chuyển đổi số là:
- CIO (Giám đốc Công nghệ Thông tin)
- Digital Transformation Specialist (Chuyên gia chuyển đổi số)
- Digital Adoption Manager (Giám đốc kỹ thuật số)
- Digital Product Manager (Giám đốc sản phẩm chuyển đổi số)
Một số doanh nghiệp chuyển đổi số thành công?
- Pepsi ra mắt nhà hàng ảo Pep’s Place tạo ra những trải nghiệm mới cho khách hàng
- Hasbro chuyển đổi số bằng cách thu thập, phân tích dữ liệu khách hàng và tạo ra chiến lược tiếp thị phù hợp
- Amazon áp dụng máy học trong hoạt động kinh doanh
- Target Corporation giới thiệu người dùng đặt hàng trực tuyến trên mạng xã hội và trang web của mình
- Facebook ứng dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt
- Apple phát triển trợ lý ảo Siri
- Google với hệ thống xe không người lái
Chuyển đổi số có hạn chế gì?
Đứng trước bất kỳ sự thay đổi nào, doanh nghiệp đều vấp phải những khó khăn, thách thức. Và tất nhiên, chuyển đổi số cũng thể. Một số rào cản ảnh hưởng tiêu cực đến giải pháp này là:
- Doanh nghiệp không xác định rõ ràng về tầm nhìn và nhu cầu của người dùng
- Lựa chọn sai nhà cung cấp
- Bộ phận lãnh đạo chậm thích nghi, ngại đổi mới
- Bộ phận nhân viên chống đối, không chịu thay đổi
- Thiếu linh hoạt trong quá trình chuyển đổi số
- Không tập trung phát triển mô hình kinh doanh
Recommended Posts

Semantic là gì? Công nghệ Semantic và ứng dụng thực tiễn
21 Tháng Một, 2019

CERN là gì? Tầm quan trọng của CERN với thế giới Internet
15 Tháng Một, 2019
