Adress 1: 225 Broadway Suite 680 New York
Adress 2: 318/3a Trịnh Đình Trọng, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Tổng đài miễn cước
0886.02.02.02
Email
contact@websolutions.com.vn

Kinh doanh không có giấy phép phạt như thế nào ?

Kinh doanh không có giấy phép phạt như thế nào ?

Các trường hợp nào phải xin giấy phép kinh doanh?

Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: “Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.

Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2010/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh quy định: “2. Người thành lập doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện việc đăng ký doanh nghiệp theo quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan”.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh cũng quy định những:

“1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

  1. Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;
  2. Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;
  3. Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;
  4. Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;
  5. Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;
  6. Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.”

Lưu ý, quy định này chỉ áp dụng đối với hoạt động thương mại của cá nhân, tự mình hàng ngày thực hiện hoạt động thương mại. Mọi tổ chức khi hoạt động thương mại, hoặc thực hiện hoạt động kinh doanh nhưng không do cá nhân tự thực hiện thì tất yếu phải thành lập doanh nghiệp để xác định tư cách pháp nhân cho tổ chức của mình.

Như vậy, nếu không thuộc các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh. Thủ tục đăng ký kinh doanh, loại hình đăng ký kinh doanh bạn tìm hiểu thêm trong Luật Doanh nghiệp 2005 và Nghị định 43/2010/NĐ-CP.

Quy định về việc xử phạt hành chính hành vi kinh doanh không có giấy phép

Trong trường hợp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Nghị định 124/2015/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh:

  1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
  3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
  4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tiếp tục không đăng ký kinh doanh, người kinh doanh sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Điều 159 Bộ luật hình sự 1999: “Người nào kinh doanh không có đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng với nội dung đã đăng ký hoặc kinh doanh không có giấy phép riêng trong trường hợp pháp luật quy định phải có giấy phép mà đã bị xử phạt hành chính về hành vi này thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm.

Pháp luật không quy định về việc tịch thu công cụ, phương tiện kinh doanh khi không thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, cơ quan có thẩm quyền có thể tiến hành tạm giữ tang vật trong các trường hợp:

  • Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
  • Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  • Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.