Thương hiệu là gì ? Ví dụ về phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Tóm tắt
Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là cách mà một công ty, tổ chức hoặc cá nhân được cảm nhận bởi những người trải nghiệm nó. Thương hiệu là vô hình nhưng lại mang giá trị hữu hình. Nói một cách đơn giản, thương hiệu là nhận thức của khách hàng, là một cảm giác đặc biệt của một người về một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. Thương hiệu có sức mạnh định hình nhận thức và định hình thực tế.
Các yếu tố của một thương hiệu
Theo nhận thức, các thương hiệu bao gồm vô số các yếu tố khác nhau. Các yếu tố cơ bản của một thương hiệu bao gồm:
1. Định vị thương hiệu:
Định vị thương hiệu là một bản tóm tắt về những điều cơ bản nhất về thương hiệu. Đó là kết quả của công việc được thực hiện trong giai đoạn chiến lược thương hiệu, bao gồm nghiên cứu và định vị. Nó được tạo thành từ 5 phần: Mục đích, tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và mục tiêu chiến lược.
2. Văn hoá công ty:
Văn hóa công ty là tinh thần của tập thể và cảm hứng thúc đẩy thương hiệu. Văn hóa công ty mạnh nhất được thiết lập dựa trên các giá trị cốt lõi của thương hiệu, những nguyên tắc xác định cách thức thương hiệu gắn kết với thế giới.
3. Tính cách thương hiệu:
Tính cách thương hiệu là những điều thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc và mô hình hành vi của một thương hiệu. Tính cách của nó bao gồm những đặc điểm cá nhân nhất của một thương hiệu. Ví dụ: Apple trở thành sang trọng, tối giản. Tính cách của một thương hiệu là lý do nó có thể được nhận dạng đối với các khách hàng trung thành.
4. Kiến trúc thương hiệu
Kiến trúc thương hiệu là hệ thống phối hợp giữa tên, màu sắc, biểu tượng và ngôn ngữ hình ảnh xác định thương hiệu. Kiến trúc thương hiệu có chủ ý và tính trực quan cao, được thành lập dựa trên nghiên cứu về trải nghiệm của khách hàng.
5. Tên và slogan
Tên và slogan của một thương hiệu là điều sẽ được mọi người nhớ tới khi nhắc về thương hiệu. Có rất nhiều yếu tố trong việc quyết định tạo ra tên và slogan cho thương hiệu. Bản chất phức tạp của việc tạo tên và slogan là minh chứng cho tầm quan trọng của chúng: Một cái tên có thể truyền đạt các đề xuất giá trị độc đáo của một thương hiệu, phân biệt nó với đối thủ cạnh tranh và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho những người trải nghiệm nó.
6. Bộ nhận diện thương hiệu:
Không chỉ là logo của thương hiệu. Bộ nhận diện thương hiệu là sự gói gọn của những điều thương hiệu muốn truyền tải. Một bộ nhận diện thương hiệu tốt sẽ thể hiện tất cả các đặc điểm xác định của thương hiệu bao gồm tính cách, tầm nhìn, lời hứa và mục đích của nó.
7. Trang web thương hiệu
Thiết kế web giới thiệu doanh nghiệp là sự thể hiện đầy đủ nhất của thương hiệu. Một trang thiết kế web tốt mang đến sự trải nghiệm hấp dẫn từ thiết kế đến nội dung truyền tải. Trang web vẫn là một trong những cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất để mang lại trải nghiệm thương hiệu toàn diện cho đối tượng mục tiêu.
Tại sao cần đầu tư vào thương hiệu?
1. Thu hút khách hàng mục tiêu: Việc xây dựng thương hiệu phù hợp với nhu cầu của khách hàng mục tiêu có thể giúp tạo mối liên hệ giữa thương hiệu và người dùng.
2. Tăng hiệu quả tiếp thị: Khi thương hiệu có thể gắn kết tốt thì hiệu quả chiến dịch tiếp thị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Xây dựng thương hiệu bao gồm các bước thiết yếu: Xác định thông điệp cốt lõi, tính cách thương hiệu và vị trí thị trường có thể sử dụng.
3. Tăng độ tin cậy, bán hàng dễ dàng hơn: Các thương hiệu được định vị rõ ràng, có vị trí chiến lược sẽ dễ bán được hàng hơn. Thương hiệu mang lại sự tự tin khi giao dịch với khách hàng.
4. Tăng giá trị doanh nghiệp: Sức mạnh của tài sản thương hiệu là điều mà nhiều doanh nghiệp đang nhắm tới. Ngoài việc làm tăng giá trị sản phẩm cung cấp, các thương hiệu lớn cũng làm tăng giá trị bản thân doanh nghiệp.
Ví dụ về phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu
Thương hiệu là thứ giúp khách hàng nhận thức được sản phẩm và doanh nghiệp đằng sau.
Nhãn hiệu là thứ gắn liền với một sản phẩm hoặc dịch vụ để bán cho người tiêu dùng trên thị trường.
Phân biệt thương hiệu và nhãn hiệu:
1. Ý nghĩa :
Nhãn hiệu: Tên của một mặt hàng đã sẵn sàng bán trên thị trường.
Thương hiệu: Là một cái gì đó phân biệt một sản phẩm với các sản phẩm khác trên thị trường.
2. Định nghĩa:
Nhãn hiệu: Một sản phẩm là những gì bạn cần
Thương hiệu: Một thương hiệu là những gì bạn muốn
3. Tính chất:
Nhãn hiệu: Có thể dễ dàng sao chép
Thương hiệu: Có bản sắc riêng biệt, không thể sao chép.
4. Sản xuất:
Nhãn hiệu: Nhà sản xuất
Thương hiệu: Khách hàng
5. Tính thay thế:
Nhãn hiệu: Có
Thương hiệu: Không
6. Chức năng:
Nhãn hiệu: Một sản phẩm thực hiện các chức năng
Thương hiệu: Một thương hiệu cung cấp giá trị.
7. Thời gian tồn tại:
Nhãn hiệu: Hữu hình hoặc vô hình, có thể bị lỗi thời sau một thời gian.
Thương hiệu: Vô hình, tồn tại mãi.
Recommended Posts
Copywriter là gì? Copywriter cần những kiến thức gì?
21 Tháng Hai, 2019
Adwords là gì? Tìm hiểu về quảng cáo google adwords
31 Tháng Một, 2019
Social Media Marketing là gì? Các loại hình Social Media Marketing
30 Tháng Một, 2019