Copywriter là gì? Copywriter cần những kiến thức gì?
Bạn có thể nghe đến nghề copywriter nhưng chưa thực sự hiểu được công việc của một copywriter là làm gì. Thậm chí tất cả hình dung của bạn về công việc này đều có được từ những lời tâm sự của người trong nghề nhưng bạn vẫn chưa thực sự tưởng tượng được hết công việc của một copywriter. Vậy Copywriter là gì? Copywriter cần những kiến thức gì? bài viết sau đây sẽ cho bạn hiểu chi tiết hơn về nghề này nhé.
Tóm tắt
Copywriting là gì?
Để hiểu được công việc của một copywriter, chúng ta cần tìm hiểu copywriting là gì. Đây là một công việc mà người viết dùng ngôn ngữ của mình để thuyết phục khách hàng – hay copywriting đơn giản là viết hay để kêu gọi hành động từ người đọc. Đó có thể là việc để một ấn tượng sâu trong tâm trí khách hàng về một thương hiệu, hoặc kích thích khách hàng mua hàng, hoặc làm cho khách hàng tin tưởng vào một điều gì mà người viết muốn truyền tải.
Copywriting có thể bao gồm bài viết, slogan (khẩu hiệu), tiêu đề, thư, tagline, các kịch bản phim quảng cáo truyền hình hoặc kịch bản quảng cáo trên đài phát thanh, thông cáo báo chí, lời hát quảng cáo, các nội dung trên mạng, bản tin và rất nhiều tài liệu khác của doanh nghiệp nhằm để quảng cáo trên các phương tiện truyền thông. Những nội dung này thường có mặt xung quanh chúng ta, trong các ấn phẩm quảng cáo, như các catalogue, bản tin, phim quảng cáo, brochures, postcards, website, email, thư, và các hình thức quảng cáo khác.
Copywriter là ai?
Một copywriter có thể lựa chọn hoạt động trong một tập thể hoặc làm việc độc lập. Một copywriter đọc lập, hay còn gọi là copywriting freelancer, sẽ không bị gò bó trong một môi trường cố định nào. Họ nhận các dự án có thời hạn và có thể làm việc cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Họ có thể là một nhân viên trong các công ty quảng cáo, các công ty tiếp thị, phòng quảng cáo, biên tập viên của các đài phát thanh, truyền hình, báo hoặc tạp chí.
Một copywriter thường hoạt động theo nhóm. Thông thường, các phòng ban hoặc trong các công ty quảng cáo, copywriter sẽ làm việc với Art Director – Giám đốc Sáng tạo. Người làm copywriter phải có trách nhiệm truyền tải ngôn ngữ bằng lời. Và sau đó giám đốc sáng tạo sẽ biến nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận. Cả hai vị trí này đều phải sáng tạo, hiệu quả và có sức thuyết phục.
Kiến thức cần có của một copywriter
Copywriter cần có nền tảng kiến thức rộng. Nhưng rộng ra sao, sâu thế nào, bao nhiêu là đủ? Hãy khôn ngoan và biết phân loại để tiếp thu những kiến thức quan trọng. Những kiến thức cần có của Copywriter được chia thành hai mảng chính sau:
- Kiến thức chuyên môn
- Kiến thức xã hội
Kiến thức chuyên môn
Điều quan trọng nhất và bắt buộc của một người khi họ muốn viết cho người khác hiểu chính là bản thân họ phải có kiến thức căn bản về từ ngữ, chính tả, ngữ pháp…, chưa nói đến họ có phải là Copywriter hay không.
Tiếp theo, là kiến thức về nghề nghiệp. Công việc này đòi hỏi bạn viết bài SEO, bạn không thể không biết cách chèn keyword. Bạn cũng không thể không hiểu về các quy định về chữ, về hình khi viết quảng cáo cho facebook, adwords. Và khi bạn lên ý tưởng cho các chiến dịch lớn, các kiến thức về marketing, branding, advertising thì điều này lại càng quan trọng. Nói chung, đây là những kiến thức nền để bạn làm đúng, còn hay hay không thì đó là câu chuyện khác.
Ngoài ra, kiến thức chuyên môn còn bao hàm cả kiến thức về ngành mà bạn làm. Bạn làm về ngành nước giải khát thì bạn phải tìm hiểu về sản phẩm đó, hiểu về các thương hiệu nước giải khát lớn và nhỏ trong ngành, hiểu được chiến lược, định hướng, lịch sử của từng thương hiệu, hiểu về đối thủ, về những sản phẩm thay thế như trà, bia,… hay cả ngành F&B nói chung. Và cũng tương tự ở các ngành hàng khác.
Kiến thức chuyên môn không hề thừa, nó giúp bạn định hình kiến thức tổng quát cho mình. Đừng vội bỏ qua khi chưa hiểu hết về nó. Nếu không, những ý tưởng sáng tạo của bạn có khi sẽ phi thực tế.
Kiến thức xã hội
Những kiến thức này sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nghề, là vốn sống, là tư liệu, là những gì bạn tích lũy trong những năm tháng sống, trải nghiệm và làm việc. Nó bao gồm:
- Hiểu biết về văn hoá: Hiểu biết về văn hoá, tập tục, tôn giáo, niềm tin của của các nhóm người trong xã hội.
- Hiểu biết về giải trí/ xu hướng: Hiểu biết về những gì đang diễn ra, đang được ưa chuộng, đang được quan tâm, đang trở thành trào lưu, đang bị lên án…
- Hiểu biết về tâm lý học, hành vi con người: Hiểu cách con người suy nghĩ, hiểu về những gì khiến họ khao khát, khiến họ lo sợ…
- Cuối cùng là các loại kiến thức rộng khác như khoa học, lịch sử, nghệ thuật, địa lý, ẩm thực… Biết nhiều sẽ cho bạn nhiều tư liệu để viết hơn, cho bạn cái nhìn đa dạng hơn, sâu hơn về các vấn đề trong cuộc sống.
Biết kết hợp 2 loại kiến thức này, bạn sẽ có cho mình một nền tảng kiến thức hoàn chỉnh để tư duy và vận dụng vào công việc, vào cuộc sống. Tất nhiên, kiến thức là vô hạn. Mỗi một copywriter cũng sẽ có cho mình những am hiểu về một số ngành hàng nhất định, một số kinh nghiệm sống nhất định, và không hẳn ai cũng là những “thiên tài biết tuốt”. Chính mỗi lần làm việc sẽ mang đến cho người làm nghề những cơ hội trải nghiệm hoàn toàn khác, đây là cơ hội để dung nạp những kiến thức mới và trở thành vốn sống riêng cho chính bạn. Bạn muốn viết hay, viết sâu thì cần có vốn sống đậm. Vốn sống ít, bài viết sẽ khá hời hợt. Nếu có nhiều trải nghiệm thì nội dung sẽ phong phú và có chiều sâu hơn.
Với những chia sẻ trên đây, hi vọng sẽ giúp bạn phần nào hiểu hơn nghề copywriter. Chúc bạn thành công trong cách chọn ngành, chọn nghề nhé.
Recommended Posts
Adwords là gì? Tìm hiểu về quảng cáo google adwords
31 Tháng Một, 2019
Social Media Marketing là gì? Các loại hình Social Media Marketing
30 Tháng Một, 2019
Giao thức HTTP và HTTPS là gì ?
30 Tháng Một, 2019