Adress 1: 225 Broadway Suite 680 New York
Adress 2: 318/3a Trịnh Đình Trọng, Tân Phú, Hồ Chí Minh
Tổng đài miễn cước
0886.02.02.02
Email
contact@websolutions.com.vn

Phần mềm độc quyền là gì ? Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở khác nhau gì

Phần mềm độc quyền là gì ? Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở khác nhau gì

Phần mềm độc quyền là gì?

Phần mềm độc quyền là phần mềm thuộc sở hữu. Có nghĩa là có người sở hữu quyền sở hữu trí tuệ đối với mã code để chương trình hoạt động. Chủ sở hữu có thể là một công ty hoặc một cá nhân.

Phần mềm độc quyền còn được gọi là phần mềm nguồn đóng . Điều này trái ngược với phần mềm miễn phí và phần mềm nguồn mở. Những phần mềm này cho phép bạn có thể xem, chỉnh sửa và phân phối lại mã code theo ý muốn. Phần mềm độc quyền không cấp cho bạn quyền này.

Ví dụ về phần mềm độc quyền bao gồm iTunes, Windows, macOS, Google Earth, Unix, Adobe Flash Player, Microsoft Word, v.v.

Phần mềm nguồn mở là gì?

Phần mềm mã nguồn mở cho phép mọi người nghiên cứu và sửa đổi mã nguồn mở cho bất kỳ mục đích nào họ muốn. Phong trào nguồn mở đã phá vỡ mọi rào cản giữa các nhà phát triển, lập trình viên và các nhà cung cấp phần mềm. 

Phần mềm thương mại và phần mềm nguồn mở khác nhau gì?

Quyền kiểm soát 

Phần mềm nguồn mở: Các nhà phát triển và lập trình viên luôn được phép kiểm tra và sửa đổi mã nguồn khi cần thiết. Nó linh hoạt hơn cho người dùng.

Phần mềm thương mại: Giới hạn quyền kiểm soát đối với chủ sở hữu phần mềm

Bảo mật phần mềm 

Phần mềm nguồn mở: Bởi vì bất kỳ ai cũng có thể chỉnh sửa thêm hoặc sửa đổi các tính năng bổ sung vào mã nguồn nên mức độ bảo mật của phần mềm nguồn mở hơi kém hơn. Nó dễ bị hack. Nhưng nó lại dễ dàng để sửa đổi các lỗi trong khi hoạt động do nhà cung cấp ban đầu đưa ra.

Phần mềm thương mại: Tính bảo mật cao vì bạn không thể tự ý chỉnh sửa bất kỳ đoạn mã code nào.

Khi nói đến việc chọn phần mềm bảo mật nhất, thì mỗi phần mềm đều có ưu và nhược điểm . Vì vậy, tuỳ lĩnh vực ngành nghề mà bạn nên chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu. 

Hỗ trợ trình điều khiển của phần mềm

Phần mềm nguồn mở: Các gói phần mềm nguồn mở thường thiếu trình điều khiển, điều này là hiển nhiên vì nó có một cộng đồng người dùng mở có quyền truy cập vào từng dòng mã. Phần mềm có thể bao gồm mã được sửa đổi bởi một hoặc nhiều cá nhân, theo các điều khoản và điều kiện khác nhau. Việc thiếu hỗ trợ chính thức hoặc khi sử dụng trình điều khiển chung có thể gây khó khăn cho người dùng.

Phần mềm thương mại: Phần mềm độc quyền có nghĩa là luôn có hỗ trợ cho hiệu suất tốt hơn.

Khả năng sử dụng của phần mềm

Phần mềm nguồn mở: Khả năng sử dụng mở rộng vô hạn cho các nhà phát triển, lập tình viên.

Phần mềm thương mại: Không giống như các dự án phần mềm mã nguồn mở, các phần mềm độc quyền thường được thiết kế cho nhóm người dùng không chuyên về kỹ thuật. Họ sẽ không cần quan tâm đến việc sửa đổi bổ sung tính năng cho phần mềm, vì vậy khả năng sử dụng phần mềm sẽ hạn chế trong những chức năng mà nhà cung cấp đã đưa ra.

Giá cả phần mềm

Phần mềm nguồn mở: Hầu hết là phần mềm miễn phí. Tuy nhiên có thể có chi phí cho các tính năng bổ sung như hỗ trợ, dịch vụ..vv..

Phần mềm thương mại: Thường là phần mềm trả phí. Các chi phí có thể thay đổi linh hoạt tuỳ vào độ phức tạp của phần mềm. Giá cao hơn thì bạn sẽ nhận được sản phẩm tốt hơn, hỗ trợ đầy đủ, chức năng..vv…

Chất lượng dịch vụ hỗ trợ phần mềm 

Phần mềm nguồn mở: Rõ ràng với phần mềm nguồn mở, tuỳ chọn này không được cung cấp vì nó là miễn phí. Nguồn hỗ trợ mà bạn có thể tham khảo chính là diễn đàn cộng đồng người dùng, và tỉ lệ phản hồi cũng không cao.

Phần mềm thương mại: Các chi phí cho một phần mềm thương mại đã bao gồm bộ phận hỗ trợ. Và các phản hồi của bạn đều sẽ nhận được sự hỗ trợ tốt nhất.

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm nguồn mở và phần mềm thương mại, tuỳ thuộc vào nhu cầu mà bạn có thể lựa chọn. Lợi ích của các giải pháp phần mềm nguồn mở chủ yếu là tính linh hoạt và khả năng mở rộng. Bạn có toàn quyền kiểm soát mọi khía cạnh của thiết kế webPhần mềm nguồn đóng dễ làm việc hơn với người mới bắt đầu hoặc những người không chuyên về kỹ thuật. Ngoài ra, các trang web nguồn đóng sẽ dễ dàng và nhanh hơn để thiết lập cài đặt hoàn thiện. 

Các phần mềm nguồn mở phổ biến là Magento và OpenCart. BigC Commerce và Shopify là các nền tảng nguồn đóng phổ biến.